Ngôn ngữ học tạo sinh của n.chomsky: lí thuyết chuẩn hay mô hình các bình diện

Nguyễn Thiện Giáp

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt.  Lí thuyết chuẩn hay mô hình các bình diện là pha thứ hai của ngôn ngữ học tạo sinh: ngữ pháp bao gồm thành tố cú pháp có tính tạo sinh, thành tố ngữ nghĩa có tính chất giải thích và thành tố âm vị học. Sự thay đổi và mở rộng quan trọng nhất của mô hình các bình diện là:

(1) Sự khu biệt giữa các thuật ngữ: ngữ năng và ngữ hành, tính ngữ pháp và tính chấp nhận được, cấu trúc sâu và cấu trúc mặt.

(2) Tính hồi quy là một phần của các thành tố cơ bản của ngữ pháp.

(3) Vốn từ được thêm vào ngữ pháp với tư cách là thành tố cơ bản và bậc ngữ nghĩa học được đối xử như một thành tố giải thích.

Từ khóa : cấu trúc mặt, cấu trúc sâu, lí thuyết chuẩn, mô hình các bình diện, ngữ hành, ngữ năng, ngữ nghĩa học thuyết giải , tính chấp nhận được, tính hồi quy, tính ngữ pháp.

Article Details

References

[1] Noam Chomsky, Những chân trời mới trong nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức, (Hoàng Văn Vân dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.
[2] Noam Chomsky (1965), Aspects of the theory of syntax, Cambridge, Magellan, MIT Press.
[3] Nguyễn Đức Dân, Ngữ pháp tạo sinh, trong Ngôn ngữ học. khuynh hướng, khái niệm, lĩnh vực, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984, tr.96-119.
[4] Nguyễn Đức Dân, Chomsky Noam, trong Ngôn ngữ học. khuynh hướng, khái niệm, lĩnh vực, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984, tr.168-172.
[5] Nguyễn Đức Dân, Avram Noam Chomsky: “người có trí tuệ nhất thế giới”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 5, tháng 9-2011.
[6] Nguyễn Thiện Giáp, Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
[7] Nguyễn Thiện Giáp, 777 khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
[8] Nguyễn Thiện Giáp, Ngôn ngữ học tạo sinh của N. Chomsky: Mô hình ngôn ngữ thứ nhất, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, tập 27, số 4, 2011, tr. 217-224.
[9] Lưu Nhuận Thanh, Các trường phái ngôn ngữ học phương Tây, (Đào Hà Ninh dịch), Nxb Lao động, Hà Nội, 2004.
[10] Những cơ sở triết học trong ngôn ngữ học (Trúc Thanh dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1984.
[11] R.H. Robins, Lược sử ngôn ngữ học, (Hoàng Văn Vân dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003.
[12] Linguistics. Encyclopedia, Edited by Kirsten Malmkjar, London and New York, 1995.